Tự bỏ 1 tỷ đồng làm nhà ở cộng đồng khi mới ra trường, xây hàng trăm trường học vùng cao, nhà ở cho người nghèo, KTS. Hoàng Thúc Hào: “Tôi thấy bản thân trong sáng hơn”
Khi nhắc đến công trình cộng đồng đầu tiên trong cuộc đời làm nghề, giọng anh bắt đầu say sưa, đôi mắt anh “liêu diêu” như “trong tình trạng lên đồng”. Không gian của cuộc trò chuyện dường như đọng lại trong từng giây phút của những tháng ngày đầu “khởi nghiệp” của người thanh niên trẻ từng sẵn sàng đánh cược bằng đôi bàn tay trắng, đến nỗi niềm đau đáu của hiện tại về cuốn sách giải mã “bộ gen” kiến trúc – tâm huyết của KTS. Hoàng Thúc Hào nhiều năm nay sau hành trình hàng trăm công trình cộng đòng trên khắp các vùng miền. Đến gần kết thúc cuộc trò chuyện, vị KTS này thừa nhận: “Bỗng dưng nhắc tới, mọi thứ cứ ùa về trong tôi. Không phải lúc nào tôi cũng nhớ nhiều đến thế!”.
Rồi chúng tôi làm công trình cộng đồng khác như Nhà ở cho công nhân Lào Cai. Tiếp tục, chúng tôi làm thêm hệ thống điểm trường vùng cao. Ngoài ra, chúng tôi tập trung xây dựng hệ thống nhà cho người nghèo, nhà vệ sinh, thiết kế sân chơi trẻ em, nhà tái chế vườn ươm, bắt đầu nghiên cứu thiết kế nhà chống lũ.
Cái gì cũng có sự bắt đầu. Khi ra trường và thành lập Văn phòng kiến trúc 1+1>2, chúng tôi xác định kiến trúc xã hội là một phần cơ bản của văn phòng. Ngày xưa để tìm được người đầu tư cho công trình cộng đồng rất khó. Công trình nhà cộng đồng Suối Rè do chúng tôi tự bỏ tiền ra làm. Tổng tiền đầu tư khi đó khoảng 1 tỷ đồng. Mục tiêu của chúng tôi là có nhà cho cộng đồng người dân tộc sinh hoạt, và một phần là mang dự án dự thi nước ngoài. Nhà cộng đồng chỉ 100m2 nhưng phải hội tụ nhiều yếu tố về văn hoá và giá trị.
Rút kinh nghiệm nhà cộng đồng Suối Rè, chúng tôi làm nhà cộng đồng nằm giữa thôn. Ban đầu, xã cho lô đất để xây nhưng khi khảo sát, tôi nhận thấy vị trí này cách xa khu dân cư, địa hình thế đất cao. Nếu xây dựng, chi phí sẽ tăng, chưa kể xa khu dân cư. Tôi lắc đầu và đi xuống dốc. Khi đi vào trong thôn, tôi thấy có mảnh đất rộng, vị trí đẹp, ngay mỏm mui rùa. Tôi hỏi chủ đất có bán không, nhanh chóng chốt mua với giá hơn 90 triệu đồng. Kết quả có nhà cộng đồng Tả Phìn. Rồi đến nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh (Hội An, Quảng Nam).
Sau nhiều thử nghiệm, chúng tôi cũng sản xuất ra viên gạch đầu tiên. Về sau mới biết, gạch này không bám rêu trong điều kiện khí hậu ẩm vùng cao. Hiện tại, lên thăm trường, gạch vẫn không bám rêu. Đó là sự may mắn vì thú thực, khi đó, tôi lơ mơ về kiến thức hoá lý tính. Nhờ thành công sản xuất ra viên gạch này giúp chúng tôi triển khai xây nhanh được nhiều công trình.
Cứ thế, mọi cơ duyên xảy ra. Chúng tôi cứ làm và không hiểu bằng cách nào đó, nhiều người như “từ trên trời rơi xuống” đồng hành cùng chúng tôi.
Như ngôi trường Lũng Luông nằm trong thung lũng, mang đa nghĩa của người H’Mông, cảm giác như bông hoa rừng hay trò chơi đầu nghé của trẻ em. Tất cả đường đèo đổ xuống ngôi trường khiến bất kỳ ai cũng có thể quan sát trường từ xa.
Hay trường Lùng Vài nằm trên đồi, như cây nấm rừng hay chiếc ô xoè nứt ra từ đất. Từng công trình có điểm riêng không lặp lại. Bởi mỗi vùng đất lại có cái riêng. Đó cũng là “lời nguyền” nhắc nhở anh em ở văn phòng kiến trúc: phải luôn mới mẻ, luôn có trách nhiệm sáng tạo với công trình kiến trúc.
Đối với các trường học miền núi, chúng tôi làm mái to xoè rộng giúp thân nhà chắc hơn, ngăn mưa nắng không xâm thực vào thân nhà. Chúng tôi không cần làm cửa đắt tiền vì thực tế cũng chẳng có nhiều tiền để làm cửa. Điều đó không có bất kỳ ai nói với tôi trong giáo trình, trên giảng đường đại học. Đó là trải nghiệm rất đỗi bình thường nhưng lại là bài học đầy giá trị mà chúng tôi nhận ra. Nếu đầu tư cho mái tốt thì ngôi nhà sẽ bền hơn. Trừ khi ở ven biển, hay khu vực có bão thì buộc phải tính toán khác, liên quan đến bài toán tiêu lực.
Tôi không tính được chính xác. Đến nay, chúng tôi làm chắc khoảng xấp xỉ 60 trường và hiện đang thiết kế hàng loạt trường ở Đăk Lăk, Huế, Kiên Giang. Những năm trước, chúng tôi chủ yếu làm các trường ở vùng cao phía Bắc. Bây giờ, chúng tôi bắt đầu nhận các công trình ở miền Trung và miền Nam. Ngoài ra, chúng tôi thiết kế hơn 100 nhà cho người nghèo, nhà chống lũ, nhà vệ sinh,…
Tự bỏ tiền túi ra, rồi phải cùng kêu gọi quyên góp, triển khai thi công công trình tận vùng sâu vùng xa, làm thế nào để anh có thể thuyết phục anh em trong văn phòng tiếp tục đồng hành cùng mình trên con đường này?
Mình phải nêu gương làm trước. Thú thực, hồi ấy, anh em kiếm ăn chẳng đủ. Năm 2003, sau khi làm xong nhà cộng đồng Suối Rè, may mắn chúng tôi lại có thêm hợp đồng thương mại khác đổ về, lại có thêm việc để sống.
Chẳng biết như thế nào, người ta cứ gọi “cô thương”. Chúng tôi vẫn nhận được những hợp đồng thương mại để các kiến trúc sư làm “chống đói”, giúp anh em “ấm bụng”. Ngay cả những năm dịch bệnh, anh em KTS vẫn sống được. Có lẽ do may mắn…